Bệnh lậu là gì?

Picture

Bệnh lậu là gì? Bệnh lậu, nguy hiểm như thế nào?

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh lậuđều không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào. Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục khó phát hiện nhất

​Bệnh lậu cực kỳ phổ biến hiện nay. Mỗi năm có khoảng 820.000 trường hợp mắc bệnh, một nửa trong số đó có độ tuổi từ 15-24. Tỷ lệ mắc bệnh lậu đạt mức thấp nhất vào năm 2009 nhưng các trường hợp mắc lại tăng gần 50% tính đến năm 2016.
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu bệnh lậu là gì?
1. Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp. Bệnh do song cầu Gram (-) có tên là Neisseria gonorrhoeae gây nên. bệnh do do lậu cầu khuẩn ”Neisseria gonorrhoeae” gây ra, một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục, thông qua giao hợp không dùng biện pháp bảo vệ. Đây là một bệnh nhiễm trùng rất phổ biến, có thể biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng trên lâm sàng.

Link tham khảo:


2. Bệnh lâu lây nhiễm như nào?
Nhiễm bệnh lậu khi quan hệ tình dục qua hậu môn, âm đạo hay bằng miệng với người mắc bệnh lậu. Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể truyền bệnh sang em bé trong quá trình sinh nở.
3. Các triệu trứng

Picture

Các triệu chứng của bệnh lậu có thể xuất hiện bất cứ nơi nào, trong khoảng từ 1 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Đàn ông và phụ nữ có những dấu hiệu khác nhau của bệnh lậu.
Triệu chứng của đàn ông: Lỗ sáo sưng đỏ, ngứa ngáy, khó chịu, có mủ và dịch nhầy chảy ra. Nước tiểu màu đục, có mùi nặng, đi tiểu đau và tiểu nhiều lần trong ngày. Hậu môn chảy máu, ngứa, đau khi đi đại tiện. Đau ở tinh hoàn hoặc bìu, xuất tinh ra máu. Đau dọc niệu đạo và vùng sống lưng kéo xuống bụng dưới, có triệu chứng ớn lạnh, ngấy sốt.
Triệu chứng ở phụ nữ: Dịch âm đạo có màu vàng hoặc xanh lục. Khí hư ra nhiều, có mùi hôi, ẩm ướt, soi trong âm đạo, cổ tử cung có thể thấy bị sưng phù, tấy đỏ. Ngứa âm hộ, âm đạo, bụng dưới bị đau âm ỉ, đau rát khi quan hệ tình dục, đau toàn bộ khu vực xương chậu, sốt cao, nôn mửa, mệt mỏi, chán ăn, người bị ớn lạnh.
​4. Điều trị bệnh
Nhằm chẩn đoán bệnh lậu, các bác sĩ thường sử dụng một miếng gạc để kiểm tra âm đạo hoặc tiến hành xét nghiệm nước tiểu. Thông thường bạn phải mất khoảng 48 giờ để biết kết quả.
Bệnh này thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh Ceftriaxone và Azithromycin. Các loại thuốc này sẽ ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì một số bệnh lậu đang có xu hướng kháng thuốc, bạn nên lưu ý nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn sau một thời gian dài điều trị.

Picture

​5. Một số biện pháp phòng ngừa
– Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về bệnh (quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh).
– Sử dụng dự phòng thuốc kháng sinh có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhưng không khuyến khích ứng dụng phổ quát, hoặc áp dụng cho các bệnh nhân được chỉ định.

Bài liên quan:

© Copyright benhlau